CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo

Thưa ông, trong 4 tháng đầu năm, kinh tế tăng trưởng chậm, tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp, vậy có nên đặt vấn đề điều chỉnh lại một số giải pháp trong Nghị quyết 11/NQ-CP không?

Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra các giải pháp chủ yếu, nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể là, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, nông thôn…

Các giải pháp này vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nhiều giải pháp khác, như không ứng trước vốn ngân sách cho các dự án;  cắt giảm đầu tư công… còn phải tiếp tục thực hiện trong nhiều năm nữa.

Nhưng trước khó khăn của DN, có ý kiến cho rằng, cần phải thay đổi một số chính sách, như chính sách tiền tệ chẳng hạn?

Khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt không phải do chính sách thắt chặt tín dụng, mà trong quá trình triển khai không bám sát mục tiêu của Nghị quyết 11/NQ-CP. Cụ thể, mục tiêu đặt ra trong điều hành và kiểm soát là bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán 15 - 16%, nhưng trên thực tế, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 12,37%; dư nợ tín dụng chỉ tăng 14,41%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng không đạt mục tiêu và đạt quá thấp so với năm 2010 (tăng 31,2%) đã đẩy nền kinh tế và hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

Theo tôi, nếu bám sát được các mục tiêu của Nghị quyết này, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng tín dụng thì mức độ khó khăn của DN có lẽ không đến nỗi như hiện nay...

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng dư nợ tín dụng giảm 1,35%; tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,97% trong khi lãi suất cho vay đã giảm 1-1,5% so với cuối năm 2011. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Điều này cho thấy, lãi suất cho vay vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DN. Nếu không sớm có các giải pháp để “mở van” tín dụng thì nền kinh tế rất có thể rơi vào bẫy thanh khoản. Bẫy thanh khoản là tình trạng ngân hàng thừa tiền, cho vay với lãi suất thấp, nhưng nền kinh tế không thể hấp thụ được.

Xử lý bẫy thanh khoản bằng cách nào, thưa ông?

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa thực hiện khảo sát tình hình sản xuất - kinh doanh tại Đà Nẵng và TP.HCM. Kết quả cho thấy, trong quý I/2012, thuế VAT của 2 địa phương này bình quân chỉ tăng 14%, thấp xa so với cùng kỳ năm 2011 (tăng 22%). Điều này cho thấy rất rõ sự suy giảm của thị trường nội địa. Để tránh bẫy thanh khoản cần phải tháo gỡ khó khăn cho DN cả đầu vào, đầu ra và cả cơ chế tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất không phải là vấn đề lớn với DN lúc này, mà đầu ra mới là quan trọng hơn cả. Ông nhận định thế nào?

Ở các nền kinh tế khác, chi phí trả lãi vay vốn ngân hàng chỉ bằng 10%-14% thu nhập của DN. Còn tại Việt Nam tỷ lệ này vào khoảng 30%. Nếu lãi suất vay vốn không giảm mạnh hơn nữa thì không có nhiều DN muốn vay vốn, tính thanh khoản không được cải thiện nhiều, cho dù đầu ra của nền kinh tế được cải thiện.

Bộ Tài chính bắt đầu thực hiện gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6/2012; giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 … Nếu Quốc hội đồng ý với kiến nghị giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp năm 2012 đối với DN nhỏ và vừa; miễn thuế khoán VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN năm 2012 đối với một số đối tượng, cộng với việc quyết liệt trong giảm lãi suất, thì hy vọng, kể từ cuối quý II/2012 trở đi, thanh khoản sẽ được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn.

Nguồn baodautu.com.vn