CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội ngành nghề cho biết họ cảm thấy có người đồng hành và chia sẻ để vượt qua cơn bĩ cực

Cũng nhờ đó, các giải pháp cứu doanh nghiệp đã được Chính phủ đưa ra và triển khai rốt ráo. “Người trong cuộc” đã chia sẻ:

Ông Đỗ Long (phó chủ tịch Hiệp Hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam):  Đồng hành với đời sống doanh nghiệp

Tôi rất ấn tượng với bài khởi đầu có tên gọi “Gục ngã trên đống tài sản”. Chủ đề của bài viết đã phản ánh đúng bản chất của vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều gặp phải: doanh nghiệp thật sự đang “chết” trên đống tài sản của chính mình. Ngoài yếu tố khách quan nền kinh tế đang gặp khó khăn, một nguyên nhân khác đã góp phần “giết chết” doanh nghiệp trong thời gian qua chính là lãi suất ngân hàng  vay quá cao, việc tiếp cận nguồn vốn vay khó. Điều này càng làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt yếu hơn bao giờ hết, cho dù đang ở sân nhà hay ra thương trường quốc tế.

Hiệu ứng của loạt bài đã có kết quả tích cực  khi hàng loạt chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ với hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được ban hành một thời gian sau đó. Có thể là trùng hợp, nhưng với tiếng nói cất lên kịp thời, Tuổi Trẻ thật sự đã làm cầu nối cho doanh nghiệp trao được  thông điệp “Chúng tôi đang gặp khó khăn” cho Chính phủ, để các nhà điều hành kinh tế kịp thời có những điều chỉnh phù hợp hơn để vực dậy nền kinh tế nước nhà đang đối mặt với nhiều nguy khó. Tôi  mong Tuổi Trẻ tiếp tục đồng hành và sát cánh với doanh nghiệp hơn nữa bằng những loạt bài phản ánh sát sườn với đời sống, với hơi thở của doanh nghiệp.

Hiệu ứng của loạt bài đã có kết quả tích cực khi hàng loạt chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ với hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được ban hành một thời gian sau đó. Có thể là trùng hợp, nhưng với tiếng nói cất lên kịp thời, Tuổi Trẻ thật sự đã làm cầu nối cho doanh nghiệp trao được

Ông Huỳnh Văn Minh (chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp TP.HCM): Loạt bài có sức lan tỏa rất rộng

Ngoài sự thông cảm, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp một cách thiết thực, tôi cho rằng loạt bài nói trên đã góp phần không nhỏ đến việc một loạt chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trong thời gian gần đây. Không chỉ đọc trên báo, Hiệp Hội Doanh nghiệp TP.HCM còn gửi đường dẫn bài viết đến nhiều tổ chức, Hiệp Hội ngành nghề cũng như các doanh nghiệp thành viên để mọi người cùng chia sẻ. Cá nhân tôi cũng sử dụng những thông tin trên loạt bài của Tuổi Trẻ để làm tư liệu báo cáo với các cấp lãnh đạo trung ương, lãnh đạo thành phố trong những buổi họp kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tôi cũng cho rằng với sức lan tỏa và tác động sâu sắc của loạt bài, hàng loạt kiến nghị của Hiệp Hội về cơ bản đã gần như được giải quyết.

Ông Văn Đức Mười (tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vissan): Phản ánh đúng thực trạng biến động xã hội

Sự kiệt quệ của thị trường đã được Tuổi Trẻ phản ánh rất sống động, chân thực, trong đó vấn nạn hàng tồn kho không còn là chuyện riêng của mỗi doanh nghiệp, mà là vấn đề sống còn của cả cộng đồng doanh nghiệp, của cả một nền kinh tế. Đây là vấn đề cực kỳ nan giải, rất cần bàn tay của Chính phủ giải quyết. Dưới tác động tích cực của loạt bài, hàng loạt chính sách điều tiết của Chính phủ đã được điều chỉnh một cách tích cực. Tôi thiết tha mong Tuổi Trẻ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp như đã từng làm, phản ánh sâu hơn nữa những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang phải đối mặt hằng ngày bằng sự khách quan vốn có của mình.

Ông Trần Bá Dũng (phó giám đốc kinh doanh Công ty may túi xách Hương Mi): Không có báo chí, doanh nghiệp biết kêu vào đâu?

Sau loạt bài viết về thực trạng trên, chúng tôi thấy tình hình có nhiều biến chuyển. Các cơ quan chức năng đã quan tâm hơn tới doanh nghiệp. UBND TP.HCM đã có nhiều cuộc họp để doanh nghiệp báo cáo tình hình khó khăn, các cuộc họp đề xuất giải pháp cứu doanh nghiệp. Từ đó, lãi suất cho vay mới bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Doanh nghiệp chúng tôi cũng được các sở ngành hỏi han nhiều hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh và một số vấn đề còn vướng mắc có khả năng sẽ được giải quyết trong 1-2 tuần tới. Nếu doanh nghiệp không kêu có lẽ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa được đưa ra. Nhưng trên thực tế, không có cơ quan báo chí, doanh nghiệp không biết kêu vào đâu.

Tự tin hơn khi tiếng nói được lắng nghe

Chủ một đại lý phân phối sắt thép ở Q.Tân Bình nói: “Khi đọc những bài viết về thực trạng hàng tồn kho và những giải pháp cứu người sản xuất, kinh doanh được đăng trên Tuổi Trẻ, chúng tôi thấy ấm lòng”. Cùng tâm trạng đó, chủ các đại lý, cửa hàng bán lẻ sắt, thép có tên trong loạt bài như chủ đại lý ở đường Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh), đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), đường Tô Hiến Thành (Q.10), đường Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận)... đều cho rằng dù còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng cũng thấy tự tin hơn khi tiếng nói của mình được lắng nghe.

ĐÌNH DÂN