CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010

Mới đây, tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, 11 nước Châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định Liên hiệp quốc về gỗ rừng nhiệt đới nhằm tăng cường quản lý bền vững đối với nguồn tài nguyên này cũng như tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động buôn bán quốc tế các sản phẩm gỗ.

Hiệp định đã được Liên hiệp quốc thông qua vào tháng 1/2006,tuy nhiên chỉ có hiệu lực khi đã hội đủ số nước xuất và nhập khẩu gỗ lớn trên thế giới phê chuẩn.



Mục đích của Hiệp định là góp phần làm giảm khí thải dioxit cacbon  và tăng cường quản lý rừng  ở các nước nhiệt đới thông qua các biện pháp chống phá rừng và khai thác gỗ bất hợp pháp, đồng thời khuyến khích trồng lại những khu rừng bị tàn phá hoặc suy thoái.

Trưởng ban Hiệp định của Văn phòng Liên hiệp quốc về các vấn đề pháp lý Annebeth Rosenboom cho biết về việc phê chuẩn Hiệp định của 11 nước châu Âu, đặc biệt là Đức, sẽ đưa Hiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2010.

Phó Tổng Thư ký Liên hiệp quốc phụ trách về kinh tế xã hội, Sa Tổ Khang, nhấn mạnh việc Hiệp định Liên hiệp quốc về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực thực sự là một bước ngoặt tạo ra một cơ chế hợp tác quốc tế lịch sử để quản lý bền vững rừng.

Liên hợp quốc nhấn mạnh chính sách quản lý rừng bền vững có vai trò thiết yếu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và quá trình phát triển không bền vững của rừng đang đe dọa nghiêm trọng nguồn tài nguyên quý giá này.

Theo số liệu của Liên hiệp quốc, rừng che phủ gần 4 tỷ hécta, chiếm 30% diện tích toàn cầu. Hơn 1,6 tỷ người trên thế giới hiện đang sống phụ thuộc nguồn tài nguyên rừng; buôn bán gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trên toàn cầu lên tới 270 tỷ USD mỗi năm. Cứ mỗi năm, thế giới mất đi 13 triệu hecta rừng do nạn phá rừng.

(Bản tin thông tin Thương mại)