CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đưa ra nhiều đề nghị sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với dự thảo Bộ luật Lao động. Về thời gian làm thêm, đề nghị giữ nguyên như quy định của bộ luật hiện hành mà không “nới trần” như dự thảo đã trình Quốc hội. Như vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.

Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội thống nhất quy định theo hướng linh hoạt hơn, theo đó tối thiểu 4 tháng và tối đa 6 tháng. Trên cơ sở đó, lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ, vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản. Đáng lưu ý, để phù hợp với tình hình hiện tại, mức lương làm thêm giờ ban đêm đối với ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đều được điều chỉnh tăng thêm 20% hiện hành; tương ứng bằng 200%; 250% và 350% so với lương làm việc bình thường. 

Điều hành phiên họp của UBTVQH về Luật giá, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong 7 nhóm vấn đề quan trọng có ý kiến tranh luận, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH) đã thống nhất 5 nhóm vấn đề. Hai nhóm vấn đề còn có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến UBTVQH là về bình ổn giá và danh mục hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh yêu cầu rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo luật với các cam kết quốc tế để đảm bảo tính thị trường của nền kinh tế. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá hoặc nhà nước định giá cũng cần phải cân nhắc rất kỹ để không làm mất tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Giải đáp những băn khoăn này, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: “Kinh tế thị trường không có nghĩa là loại trừ sự quản lý của nhà nước. Mặt khác, trong trường hợp vì thực hiện quản lý nhà nước mà doanh nghiệp bị thiệt thòi quyền lợi chính đáng thì họ sẽ được bù đắp, chẳng hạn như từ quỹ bình ổn giá”, ông Vương Đình Huệ khẳng định và cho biết sẽ bổ sung nguyên tắc về bù đắp này vào luật để tạo sự yên tâm cho cộng đồng doanh nghiệp.

Một vấn đề khác được Bộ trưởng Vương Đình Huệ tập trung phân tích là nguồn tiền cho quỹ bình ổn giá. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng không nên sử dụng ngân sách để bình ổn giá, trừ trường hợp khẩn cấp như thiên tai địch họa. Sơ bộ tổng kết hoạt động bình ổn giá vừa qua cho thấy chỉ giải quyết được khâu ngọn, người được lợi lớn thật ra là nhà phân phối chứ không phải người tiêu dùng”. Theo bộ trưởng, vừa qua các doanh nghiệp xăng dầu đều đã tự nguyện trích quỹ bình ổn giá.

Chiều cùng ngày, UBTVQH nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát của UBTVQH, trình bày báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), kinh tế cửa khẩu (KKTCK) và thảo luận về báo cáo này. Bên cạnh những mặt được, bản báo cáo giám sát đã chỉ ra một số hạn chế: cơ chế chính sách ưu đãi và mô hình tổ chức, quản lý thiếu ổn định; việc thành lập một số KKT theo quy hoạch đến năm 2020 có tính khả thi không cao; phần lớn các KKT có cơ chế, chính sách phát triển cơ bản giống nhau, không phát huy được thế mạnh mang tính đặc thù…

Đối với các KKTCK, sự phối hợp quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ ở các cửa khẩu chưa đồng bộ, hiệu quả; kết cấu hạ tầng các KKTCK không có chuyển biến mạnh mẽ, nhiều địa phương không có khả năng tự cân đối, dẫn đến một số dự án bị kéo dài thời gian hoàn thành, nhiều công trình dở dang. Đoàn giám sát đề nghị QH ban hành Luật về KCN, KKT; sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước theo hướng cho phép các địa phương thực hiện phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng KKT ven biển, hạ tầng đô thị với tỷ lệ phù hợp, nghiên cứu trích 30% nguồn thu hàng năm từ KKT giao địa phương chủ động đầu tư trở lại KKT.

Đối với Chính phủ, cần tạm dừng ra quyết định thành lập mới để tiến hành tổng kết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập và đi vào hoạt động một cách toàn diện. Đồng thời, sớm ban hành văn bản về quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền, tránh việc mở, nâng cấp cửa khẩu tràn lan như hiện nay. Một số KKT hiệu quả hoạt động không cao cần chuyển thành các KCN có quy mô nhỏ hơn…

 

Đến nay cả nước có 18 khu kinh tế được quy hoạch, trong đó có 15 Khu kinh tế ven biển đã được thành lập với diện tích quy hoạch là 662.249 ha, thu hút được gần 700 dự án trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 540.000 tỷ đồng và 25 tỷ USD trên phần diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Dự kiến năm 2011 các Khu kinh tế ven biển đạt doanh thu gần 8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước gần 20.000 tỷ đồng.

Đối với khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 28 khu, thuộc 21/25 tỉnh biên giới đất liền, tổng diện tích khoảng 6.000km². Trong đó, giáp biên giới với Trung Quốc có 11 khu, giáp Lào có 9 khu, giáp Campuchia có 9 khu, trong đó Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) vừa giáp Lào, vừa giáp Campuchia. Tổng thu ngân sách nhà nước từ các Khu kinh tế cửa khẩu năm 2010 khoảng 4.800 tỷ đồng.

(Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của UBTVQH)

Anh Thư