CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Trương Thanh Đức - Trung tâm Trọng tài quốc tế (VCCI), chủ tịch Công ty Luật BASICO - phân tích:

- Tôi cho rằng số liệu của Tổng cục Thống kê đã phản ánh đúng một phần của thực tế mà các biện pháp thống kê có thể ghi nhận được. Từ đó có thể thấy rõ doanh nghiệp khó khăn, ngừng sản xuất thế nào. Nhưng mặt khác ta lại thấy thu thuế của Nhà nước vẫn tăng tới 5,1% so với cùng kỳ 2011.
Thị trường bất động sản đóng băng, các địa phương bán đất không nhiều, giá thế giới cũng giảm, sao thuế vẫn tăng? Cần minh bạch hóa ra. 
* Thưa ông, khó khăn của doanh nghiệp thời gian qua vẫn nói là lãi suất cao, nhưng thật ra không hẳn vậy?
- Nếu như trước đây, chúng ta cứ cho rằng doanh nghiệp không vay được vốn vì lãi suất quá cao thì đến nay, khi lãi suất ngân hàng đã giảm xuống, lãi suất cho vay cũng chỉ 13-14%/năm nhưng doanh nghiệp vẫn không vay. Điều này chứng tỏ sức lực của doanh nghiệp đã xuống rất thấp, đầu ra quá kém. Mà “cầu” của cả doanh nghiệp và người dân kém đến vậy một phần vì lạm phát, nhưng theo tôi, một phần do chính sách thuế thời gian qua đã thu hơi quá khiến khả năng tích lũy, đầu tư phát triển của doanh nghiệp và người dân giảm.

Mức huy động vào ngân sách của VN, theo công bố, đã lên đến gần 28% GDP. Tức tổng sản phẩm xã hội làm ra bao nhiêu, Nhà nước thu đến gần 30%. Mức này là khá cao.

Chúng ta nói không cao, vì thuế thu nhập doanh nghiệp của VN chỉ 25%, trong khi có nước 28% nhưng thực tế không hẳn vậy. Với cách thu như VN, mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực chất phải nộp cao hơn mức 25% bởi rất nhiều chi phí hợp lý của doanh nghiệp ta không cho trừ trước khi nộp thuế. Đơn giản nhất là chi phí quảng cáo, tiếp thị, chỉ được 10% doanh thu, trong khi rất nhiều nước không hạn chế... Theo tôi, chủ trương giảm dần mức đóng góp của dân, doanh nghiệp mà ngành thuế đưa ra là đúng, và cần phải giảm ngay.

* Số lượng doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động vẫn đang tăng nhanh, trong khi đó lãi suất giảm doanh nghiệp vẫn không vay. Nhiều ý kiến cho rằng nếu “kích” không đúng chỗ, khả năng suy giảm như kịch bản 2009 sẽ khó tránh?

- Ngân hàng rất muốn cho vay nhưng không được bao nhiêu. Chính sách hỗ trợ mà thực tế không thấy thay đổi thì chính sách hoặc liều lượng có vấn đề, chứng tỏ chúng ta phải “tìm huyệt” chỗ khác để hỗ trợ. Bây giờ có hai quan điểm suy giảm ở VN đã đến đáy và quan điểm khác cho rằng chưa đến đáy. Tôi thì thiên về quan điểm thứ hai, bởi thật sự đáng lo là các chính sách hỗ trợ của chúng ta thời gian qua Nhà nước thì nói đã mạnh mẽ, nhưng doanh nghiệp chưa thấy phản ứng. Cái khó nhất của mọi bế tắc là đầu ra sản phẩm. Đầu ra quá kém, tất cả người dân, kể cả người có tiền, cũng tính toán kỹ chi tiêu.

* Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao tăng cầu tiêu dùng để sản xuất có đầu ra. Theo ông, cần giải pháp gì?

- Chúng ta cần nhận định đúng đã suy giảm chưa để có giải pháp phù hợp. Nếu suy giảm rồi, có nước còn thuê người đào hồ rồi thuê lấp đi để tạo thu nhập, tạo cầu, kích thích sản xuất kinh doanh. Hiện Nhà nước chưa công nhận đã bước vào suy thoái, nhưng theo tôi, cần giải pháp mới để kích cầu.

Ví dụ việc giảm thuế thu nhập cá nhân, mỗi người được khoảng 250.000 đồng/tháng. Nếu Nhà nước chỉ có thể khoan sức dân đến vậy, thì theo tôi, để kích cầu mà không ảnh hưởng đến lạm phát, nên chịu khó sáng tạo một chút. Thay vì tự trừ tiền, chỉ được 250.000 đồng/tháng, chẳng ai thấy bõ bèn để tăng mua sắm, thì nên phát những phiếu mua hàng mệnh giá 250.000 đồng, có thời hạn 1-3 tháng. Mỗi tháng có vài trăm ngàn đến 1 triệu người tiêu thẻ 250.000 đồng sẽ tạo một lượng cầu không nhỏ, ít nhất cũng hiệu quả hơn so với cách làm hiện tại.

Bên cạnh đó, phải cố giữ môi trường ổn định cho doanh nghiệp. Họ khó có thể tăng giá trong giai đoạn này, nên các yếu tố đầu vào cho họ phải giữ. Nếu doanh nghiệp giảm giá được cũng sẽ tạo thêm cầu, nên cần tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào cho họ. Có rất nhiều chi phí mà ai cũng biết, nhưng chúng ta chống mãi không được. Đó là chi phí lót tay, chi phí vận tải cao, đặc biệt là chi phí thời gian nộp thuế, rồi bản thân các khoản thuế...

Tôi cho rằng trong giai đoạn khó khăn này có một biện pháp hành chính rất dễ là giảm ngay thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% thay vì 25% hiện nay. Đây là giải pháp đặc biệt, cần cho thời điểm đặc biệt.

Doanh nghiệp đã “ốm”, phải cho họ nghỉ, thậm chí bồi cháo chứ họ ốm mà thuế thu của họ vẫn tăng thì rất nguy. Nếu thực hiện giảm thuế như trên, nhiều doanh nghiệp thấy ngay sẽ giảm được tiền tỉ, họ sẽ đầu tư hoặc đáng ra chưa chi khoản này do khó khăn, họ sẽ chi.

 

Nhiều cản trở kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ 28% doanh nghiệp nói nguyên nhân chính khiến họ phải giải thể là do thiếu vốn đã cho thấy những việc các bộ ngành thời gian qua làm đã đúng chưa và cần làm những việc gì sắp tới. Gần 12% doanh nghiệp phá sản do khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh, 9,7% doanh nghiệp nói họ đang bị cản trở kinh doanh vì chi phí vận tải cao, 7% cho rằng do điện và cũng có tới 7% thẳng thắn cho rằng chính sách điều hành kinh tế không ổn định đã cản trở kinh doanh.
Những yếu tố khiến doanh nghiệp bị cản trở kinh doanh, theo Tổng cục Thống kê, như chi phí vận tải cao, điện không ổn định, chính sách điều hành kinh tế không ổn định... theo ông Trương Thanh Đức, là hoàn toàn không đáng và cần phải khắc phục. 

 

Nguồn Tuoitreonline