CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo

Đến tháng 9-2011, cả nước có trên 600.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (2005), 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, 133.000 hợp tác xã và trang trại, khoảng 2 triệu doanh nhân. Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút 7,4 triệu lao động, tham gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, góp phần tham mưu xây dựng đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, bảo đảm mọi doanh nghiệp đều hoạt động bình đẳng trước pháp luật.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ doanh nhân phát triển lớn mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, sự phát triển nhanh, bền vững, độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng là trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân.

Tổng Bí thư chỉ rõ: Khác với các nước khác, ở nước ta phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Bởi vậy, doanh nhân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh cần có ý chí, quyết tâm làm giàu chính đáng, đồng thời tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội... Đội ngũ doanh nhân không thể phát triển nếu tách rời người lao động, do vậy cùng với xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân cần hết sức quan tâm chăm lo người lao động.

Thủ tướng Chính phủ: Giảm lãi suất là biện pháp thiết thực để duy trì tăng trưởng

Ngày 17-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và chỉ đạo hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2012. Nhìn lại tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, Thủ tướng cho biết, đến nay kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 6%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm dần liên tục trong 6 tháng cuối năm. Dự báo tháng 12, CPI chỉ tăng 0,4%-0,5%. Những kết quả này có sự đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm vụ đề ra trong năm 2012 vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 10% và Chính phủ phấn đấu điều hành để giữ ở mức khoảng 9%. Thủ tướng chỉ đạo ngành ngân hàng cần tiếp tục theo sát diễn biến thế giới để kịp thời nắm bắt cơ hội và phát hiện những thách thức tiềm ẩn. Ngân hàng cũng phải tham gia vào mục tiêu kiểm soát lạm phát 9%. Theo Thủ tướng, với mức lạm phát mục tiêu như vậy thì lãi suất tín dụng không thể ở mức quá cao như hiện nay. “Ngành ngân hàng cần phải có các giải pháp kéo giảm lãi suất xuống. Đây là yêu cầu hợp quy luật kinh tế thị trường chứ không phải mệnh lệnh hành chính” - Thủ tướng nhấn mạnh. Giảm lãi suất là biện pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để có thể duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành căn cơ cả lãi suất huy động và cho vay phục vụ kiềm chế lạm phát theo mục tiêu và ổn định tỷ giá theo thị trường. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để hoạt động hiệu quả, lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và không còn ngân hàng yếu kém. Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần làm tốt trách nhiệm chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại quốc doanh, để các ngân hàng này mạnh lên toàn diện và trở thành nòng cốt, chủ lực. Đối với các ngân hàng thương mại khác, Thủ tướng yêu cầu từng ngân hàng trước hết phải tự tái cơ cấu để mạnh hơn cả về chiến lược kinh doanh, quản trị, sở hữu, vốn…, đồng thời chấp hành nghiêm các quy định và có trách nhiệm với hệ thống và xã hội.

T.T.X - B.Minh