CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN GIAO LƯU GIỮA HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN BÌNH CHÁNH - QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN 8 - QUẬN 11 10/09/2018
Danh sách Ngân hàng Hội viên 06/07/2017
Công ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Miền Nam tuyển dụng 23/08/2016
Danh sách BCH nhiệm kỳ III 22/11/2016
200 sản phẩm - dịch vụ nhận chứng nhận Tin & Dùng 2009 14/01/2010
Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia 13/01/2010
Hiệp định về gỗ rừng nhiệt đới có hiệu lực từ 2010 13/01/2010
Video Clip:
Quảng cáo
LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lạm phát tại Việt Nam chậm lại một chút trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng Mười nhưng vẫn ở mức cao nhất châu Á. Câu chuyện căng thẳng về lạm phát - lãi suất đã diễn ra trong 3 - 4 năm nay.

Sự thiếu kiên quyết trong chính sách trong mấy năm qua khiến cho lạm phát tiếp tục diễn ra dai dẳng.

Lãi suất tín dụng (cả huy động và cho vay) đều là giá vốn vay, cho nên giữa lãi suất và lạm phát có quan hệ nhân quả, trong đó lạm phát là nhân, lãi suất là quả, cũng là biểu hiện lạm phát trong lĩnh vực tín dụng.

Hiện nay, lãi suất đã ở mức rất cao. Mặc dù tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông tư quy định trần lãi suất huy động 14%/năm, nhưng vì lẽ sống còn, trong nhiều tháng các ngân hàng (NH) thương mại đua nhau vượt trần, có trường hợp lên tới 18%, 19%.

Lãi suất huy động tăng cao như thế đẩy lãi suất cho vay cũng tăng lên, có trường hợp lên tới 24 - 25%. Nếu kinh doanh dựa vào vốn vay, lãi của phần lớn doanh nghiệp không đủ trả lãi vốn đi vay. Bão lãi suất đang đe dọa sự ổn định hệ thống NH và nền kinh tế. Giảm lãi suất đã trở thành một vấn đề rất nóng.

Trần lãi suất huy động 14% so với trước tuy đã rất cao, nhưng ngay vào thời điểm ban hành đã là một lãi suất âm, vì lạm phát năm 2010 đã là 11,75%, lại phải cộng thêm 3,83% của tháng 1 và 2/2011.

Thêm nữa lãi suất trần là một con số tĩnh, còn lạm phát lại là một con số động và năm 2011 lại động mạnh hơn. Đối với các NH thương mại, lãi suất huy động âm là một nguy cơ, có thể làm cho NH “hết tiền”, bởi khách gửi tiền đâu có ngồi yên nhìn giá trị đồng tiền của mình ở NH cứ hao mòn mãi.

Nếu cảm thấy không ổn, họ sẽ chuyển tiền gửi từ NH sang các hầm trú ẩn khác an toàn hơn (vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán).

Để giữ chân khách, cũng là tự cứu, các NH không bảo nhau nhưng cùng tìm mọi cách duy trì bằng được lãi suất dương, kể cả vượt trần.

Tuy nhiên, đến tháng 8/2011, lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt, chỉ 0,93% và tháng 9 chỉ là 0,82%. CPI tháng 10 chỉ tăng 0,36% so với tháng trước, nên sau 10 tháng, lạm phát đang ở mức 17,05%, tăng nhẹ so với con số 16,63% của 9 tháng.

Như vậy, lạm phát đã giảm tốc trong hai tháng liên tiếp, một yếu tố giúp giảm áp lực đối với các NH trung ương khỏi phải tăng thêm lãi suất. Với trần 14%/năm, bình quân tháng sẽ là 1,1666%.

Khi lạm phát tháng xuống dưới mức 1% có nghĩa là trần lãi suất bình quân tháng lại đã trở về số dương, áp lực buộc NH vượt trần không còn căng như những tháng trước. Đã có thể bình tĩnh hơn để bàn về cái trần lãi suất này.

Khi giảm lãi suất huy động đã được coi là một mục tiêu cấp bách, tất phải áp dụng các biện pháp ứng phó. Nhưng biện pháp quy định trần lãi suất mà NHNN đã áp dụng lại thể hiện sự lẫn lộn giữa mục tiêu (mong muốn chủ quan của nhà quản lý) với biện pháp (những việc phải làm để giảm và xóa bỏ nguyên nhân lãi suất tăng).

Cũng như các giá cả khác, lãi suất tăng (giảm) là do các quy luật kinh tế khách quan chi phối. Sở dĩ các NH đua nhau vượt trần lãi suất, bởi không làm thế thì họ sẽ đóng cửa vì “hết tiền”.

Cho nên đối với các NH, phải coi đó là bất đắc dĩ. Cho nên một khi trần lãi suất đã quy định và yêu cầu thực thi nghiêm, cần mở cho NH một lối thoát. Nếu qua thị trường mở và với lãi suất 14% hoặc thấp hơn, NH có thể tìm được nguồn vốn cần có để cho vay, chắc chắn họ sẽ chấm dứt ngay hành vi vượt trần.

Với chức năng quản lý nhà nước, NHNN có thể (tuy có phần khiên cưỡng) dùng biện pháp hành chính như đã làm. Nhưng NHNN lại có chức năng là NH Trung ương, tức là có những công cụ kinh tế mà các cơ quan quản lý nhà nước khác không thể có, đó là những công cụ điều hòa lưu thông tiền tệ, gồm cả lãi suất, trên thị trường mở.

Cho nên vấn đề đặt ra là NHNN cần và có thể sử dụng các biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế trong sự kết hợp và hỗ trợ nhau. Nếu biện pháp hành chính không đủ hiệu lực thì đã có biện pháp kinh tế hỗ trợ hoặc ngược lại. Do thiếu sự hỗ trợ của thị trường mở, NH buộc phải vượt trần, một hành vi tuy là vi vi phạm nhưng lại có yếu tố giảm nhẹ.

Nhiều người thường nghĩ nguồn cung tiền cho NH chỉ là dân và doanh nghiệp, mà không nghĩ rằng thị trường mở nằm trong tay NHNN cũng là một nguồn bổ sung quan trọng, có khi có vai trò quyết định. Cho nên thực thi trần lãi suất huy động không chỉ là việc của các NH thương mại, mà còn của cả NHNN. Trần lãi suất huy động cần áp dụng cả trên thị trường mở.

Điều đáng mừng là dường như NHNN đã rút được kinh nghiệm, nên tại cuộc họp với 12 NH thương mại lớn nhất tháng 9 vừa qua, NHNN đã đề cập tới sử dụng thị trường mở như những biện pháp giảm lãi suất, đồng thời khuyến khích các NH giảm lãi suất cho vay xuống còn khoảng 17 - 19%, nhưng lại vẫn nhấn mạnh thực thi trần lãi suất huy động 14% và cảnh báo xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Thực ra khi lạm phát tháng đã dưới 1%, lại có sự hỗ trợ của thị trường mở, hành vi vượt trần chắc chắn sẽ không xảy ra. Do lạm phát với lãi suất có quan hệ nhân quả.

Nếu lạm phát còn tăng thì lãi suất chưa thể giảm. Nhắc lại nguyên lý này cũng là nhắc lại tác động khách quan của lãi suất đối với lạm phát: lãi suất huy động giảm sẽ hạn chế cung vốn từ dân và doanh nghiệp, còn lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp sẽ có thể vay vốn nhiều hơn, cầu vốn sẽ tăng.

Cung cầu vốn sẽ mất cân đối hơn, lạm phát sẽ tăng, chứ không thể giảm. Cho nên giảm lãi suất chỉ có thể trở thành hiện thực khi lạm phát hạ nhiệt.

Tình hình này đã xuất hiện từ tháng 8/2011. Nếu từ nay, lạm phát tính theo tháng được duy trì ở mức dưới 1% và lạm phát tính theo năm hạ xuống một con số như kỳ vọng, hoàn toàn có khả năng áp dụng trần lãi suất huy động 14% và có thể thấp hơn, và kéo lãi suất cho vay xuống tới mức 17 - 19% hoặc thấp hơn.

Cần thấy rằng cuộc chiến giảm lãi suất là một bộ phận của cuộc chiến chống lạm phát. Nếu lạm phát tính theo tháng lại vọt lên cao hơn 1,1666%, thậm chí tới 2 - 3% như tháng 2 và 3/2011, các NH thương mại sẽ đứng trước hai tình huống: 1) Nếu chấp hành nghiêm trần lãi suất 14%, có nguy cơ “hết tiền” và đóng cửa. 2) Nguy cơ trên sẽ không xảy ra, nếu được NHNN tiếp vốn thông qua thị trường mở với lãi suất tối đa 14%.

Nguồn: Báo Doanh nhân Sài gòn - LÊ VĂN TỨ